Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự khác nhau như thế nào?

Có không ít sự nhầm lẫn giữa 2 thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự vì cả hai đều là chứng nhận mẫu dấu và mẫu chữ ký trên giấy tờ. Để giúp bạn tránh sự nhầm lẫn hãy cùng IRIS Visa tìm hiểu về 2 thủ tục này nhé.

1. Chứng nhận lãnh sự là gì?

Căn cứ theo Điều 2 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP thì, “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

2. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Căn cứ theo Điều 2 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP thì “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

chứng nhận lãnh sự khác hợp pháp hóa lãnh sự

3. Phân biệt thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự

Qua khái niệm trên có thể thấy rõ: Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đều là việc thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Cả 2 thủ tục đều chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ. Tuy rằng chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự có sự giống nhau như vậy nhưng điểm để phân biệt giữa hai thủ tục này đó là:

  • Chứng nhận lãnh sự: là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia hoặc của quốc mà tài liệu đó được phát hành.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự: là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia khác với quốc gia của tài liệu đó được phát hành và nơi mà tại liệu đó muốn sử dụng ở nước nào. Ở Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự là Sở Ngoại vụ TP Hô Chí Minh.

Như vậy, khâu “hợp pháp hóa lãnh sự” được thực hiện sau khi đã thực hiện thủ tục “chứng nhận lãnh sự”, tức tài liệu đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của quốc gia mà tài liệu được phát hành.

Ví dụ: Tài liệu bằng tiếng Hàn do Hàn Quốc cấp, trước tiên tài liệu này phải qua phòng tư pháp, sau đó mới đến khâu chứng nhận lãnh sự của Lãnh sự quán Hàn Quốc (Bộ ngoại giao) ở Hàn Quốc hoặc lãnh sự quán Hàn Quốc ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là khâu “ chứng nhận lãnh sự”, trong phạm vi thẩm quyền của từng loại giấy tờ do nước nào cấp thì lãnh sự nước đó xác nhận.

Cùng ví dụ trên, sau khi bằng cấp được “chứng nhận lãnh sự” muốn sử dụng hợp pháp ở Việt Nam, thì bạn cần cầm hồ sơ đã chứng nhận lãnh sự đến Sở Ngoại vụ để làm công tác “hợp pháp hóa lãnh sự”. Tất nhiên tài liệu phải được dịch thuật và công chứng bản dịch là khâu sau cùng.

Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự không khó đối với người Việt Nam nhưng trong con mắt của nhiều tổ chức nước ngoài thì đây là một thủ tục phức tạp thậm chí là khó hiểu và mất nhiều thời gian do chưa có kinh nghiệm.

Đặc biệt là trong bối cảnh dịch covid và nhiều nước đã hoàn toàn sử dụng chữ ký số, con dấu điện tử trên các tài liệu (trong khi đó căn cứ theo Nghị Định số 111/2011/NĐ-CP thì không thuộc diện được hợp pháp hoá lãnh sự), việc hợp pháp hoá lãnh sự càng khó thực hiện hơn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Qua bài viết này, hy vọng chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu hợp pháp hóa các giấy tờ, tài liệu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.

Hotline :0879 228 986 – 0879 228 966

———

✈️ IRIS VISA – BẤT CỨ NƠI NÀO BẠN MUỐN ĐẾN
???? Địa chỉ: Số 65 hẻm 173/68/81 Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
???? Chi nhánh TP. HCM: 171/31/26 Nguyễn Tư Giản, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
???? Email: irisvisa.vn@gmail.com

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Bài viết liên quan

0902 114 845

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ